Cách cầu tài lộc tại Đền Bà Chúa Kho linh thiêng ở Bắc Ninh
1.1 Vị trí của Đền Bà Chúa Kho
Địa chỉ: Làng Cổ Mễ, phường Ninh Vũ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Giờ mở cửa: 06:30 – 18:00
Được xây dựng từ thời nhà Lý, Đền Bà Chúa Kho là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Bắc Ninh. Cùng với sự linh thiêng được người dân truyền miệng nhau, Đền Bà Chúa Kho mỗi ngày đều đón một lượng lớn người đổ về chiêm bái, dâng hương và hành lễ. Đối với nhiều người, đây là nơi để cầu xin bình an, tài lộc cho công việc thêm suôn sẻ. Không chỉ có thế, tại ngôi đền này còn gắn liền với một lời đồn ứng nghiệm về việc xin lễ “vay vốn âm” của Bà Chúa Kho nhằm nhận được lộc dương giúp cho công việc, làm ăn buôn bán dồi dào, thuận buồm xuôi gió.
Sở hữu kiến trúc cổ kính, độc đáo và mang đậm dấu ấn thời nhà Lý, ngôi đền này không chỉ mang giá trị lịch sử, có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân mà còn tự hào nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ, bao gồm Đình – Chùa – Đền.
1.2 Sự tích gắn liền với ngôi đền linh thiêng
Xoay quanh ngôi đền linh thiêng này chính là câu chuyện về Bà Chúa Kho xinh đẹp, giỏi giang sinh sống tại làng Quả Cảm. Bà Chúa Kho là người có công rất lớn trong việc giúp dân lập ấp, khai khẩn đất đai nông nghiệp sau chiến thắng Như Nguyệt vào năm 1076 dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt. Vào thời nhà Lý, bà được sắc phong làm hoàng hậu và luôn dốc hết sức mình để giúp nhà vua quản lý đất nước, trông nom kho lương thực.
Trong một lần phát lương thực cứu đỡ dân làng, bà đã bị giặc sát hại và mãi mãi nằm xuống lòng đất Mẹ. Cảm kích trước tấm lòng của bà, vua đã sắc phong bà làm Phúc Thần. Bên cạnh đó, nhân dân tại núi Kho cũng bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đến bà bằng cách lập Đền Bà Chúa Kho ngay tại vị trí kho lương thực cũ.
1.3 Nên đến đây xin lễ vào thời điểm nào?
Với mục đích đến đây xin lễ, cầu bình an và công việc thuận lợi, mọi người có thể đến Đền Bà Chúa Kho vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, theo dulichnamsao , thời điểm thích hợp nhất để tới đây dâng lễ là vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm. Đây là thời điểm Bắc Ninh diễn ra Lễ hội Đền Bà Chúa Kho vô cùng nổi tiếng. Mỗi khi tới ngày này, mọi người sẽ cùng nhau đợi chờ khoảnh khắc giao thừa vừa đến là sẽ đổ xô đi tới Đền Bà Chúa Kho cầu may cho năm mới bội thu.
2 . Hướng dẫn di chuyển đến Đền Bà Chúa Kho
Đường đi đến Đền Bà Chúa Kho từ Hà Nội không quá xa và mất khoảng chừng 1 giờ đồng hồ để di chuyển. Nhiều người thường lựa chọn tới đây bằng xe buýt số 54 từ Long Biên hoặc số 203 từ Giáp Bát vì giá rẻ, tiện lợi nếu cần mang theo nhiều lễ vật. Tuy nhiên, đi bằng xe máy sẽ nhanh chóng hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như thoải mái về giờ giấc xuất phát. Dưới đây là hướng dẫn di chuyển đến Đền Bà Chúa Kho được dulichnamsao gợi ý.
3. Nét đặc sắc trong kiến trúc của Đền Bà Chúa Kho
Được xây dựng dưới thời nhà Lý và trải qua biết bao thăng trầm vào những năm kháng chiến, Đền Bà Chúa Kho từng phải hứng chịu thiệt hại nặng nề, gần như bị phá hủy. Tuy nhiên, cũng giống như điểm du lịch tâm linh Chùa Phật Tích hơn 1000 năm tuổi, Đền Bà Chúa Kho vẫn kiên cường qua bao năm tháng và được trùng tu lại những chỗ hư hại vào những năm 1978 – 1980. Đến tận ngày nay, đền vẫn được tôn tạo và gìn giữ cẩn thận gần như nguyên vẹn.
Đi từ ngoài vào trong, bạn sẽ thấy kiến trúc đền được xây dựng có trình tự rõ ràng. Bắt đầu từ cổng tam quan, hậu cung, khuôn viên bên trong, tòa tiền tế, cung đệ nhị… Mỗi một nơi bên trong Đền Bà Chúa Kho đều được trùng tu và xây dựng lại khang trang, rộng lớn hơn. Nhờ vậy mà kiến trúc tại đây cũng khoác lên mình tấm áo mới.
4. Chi phí sắm các ban thờ chính xin lộc tại đền
Để có thể dâng lễ cầu xin tại Đền Bà Chúa Kho, bạn cần phải sắm lễ thật chỉn chu. Thông thường, mọi người sẽ đến đây “vay tiền” từ Bà Chúa Kho vào đầu năm và đến cuối năm sẽ “trả nợ” cũng như tạ lễ. Nếu không biết nên bắt đầu từ đâu, xung quanh đền thường có nhiều cửa hàng với các dịch vụ như viết sớ, sắm lễ cùng mức giá phải chăng. Dưới đây là chi phí sắm các ban thờ chính nhằm dâng lễ xin lộc tại đền với các mục đích khác nhau.
Lễ ban Công Đồng
– (Hội Đồng Các Quan): Cầu công danh sự nghiệp, thăng quan tiến chức.
– Giá tham khảo cho một mâm lễ: 200.000 VND – 500.000 VND
Lễ xin lộc Bà Chúa Kho
– (Ban Chính): Cầu bình an, tài lộc (hay còn được biết đến với mục đích vay vốn – trả nợ Bà Chúa Kho).
– Giá tham khảo cho một mâm lễ: 200.000 VND – 500.000 VND
Lễ Ban Chúa Sơn Trang
– (Chúa Thượng Ngàn): Cầu công việc thuận lợi, buôn may bán đắt.
– Giá tham khảo cho một mâm lễ: 200.000 VND – 500.000 VND
Lễ vào cung cấm Bà Chúa Kho
– Giá tham khảo cho một mâm lễ: 300.000 VND – 500.000 VND
– Lưu ý: Bạn cần phải nhờ các cửa hàng đăng ký giùm thì mới có thể vào dâng lễ trong cung.
Lễ ban Thần Tài
– Cầu phát tài, phát lộc
– Giá tham khảo cho một mâm lễ: 200.000 VND – 500.000 VND
Lễ dâng ban Cô, ban Cậu
– (Cô bé và cậu bé bản đền): Xin lộc cho con cái về sức khỏe, thông minh, giỏi giang trong cuộc sống lẫn học hành.
– Giá tham khảo cho một mâm lễ: 150.000 VND – 300.000 VND
Lễ dâng biếu kho Bà Chúa
– Hóa vàng biếu cho kho âm của Bà Chúa Kho.
– Giá tham khảo cho một mâm lễ: 500.000 VND – 1.000.000 VND
5. Hướng dẫn cách xin lễ tại Đền Bà Chúa Kho
5.1 Cách dâng lễ
Để bày tỏ sự thành tâm của mình, bạn có thể tự tay sắm và dâng lễ lên Đền Bà Chúa Kho. Dưới đây là một số gợi ý của MIA.vn giúp bạn chuẩn bị kỹ càng hơn khi đi xin lễ.
– Lễ chay: Thường được dùng nhằm dâng lên ban Thánh Mẫu. Để chuẩn bị cho phần lễ này, bạn có thể sắm hoa quả, trà, phẩm oản hoặc một vài lễ vật chay khác, có nguồn gốc từ thiên nhiên càng tốt.
– Lễ mặn: thịt gà, lợn, vịt hoặc các món đồ chay được tạo hình giống như các loài động vật nói trên.
– Lễ đồ sống: Thông thường sẽ là các món ăn như trứng, thịt, muối, gạo… Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn tuyệt đối không được dùng các món đồ lễ sống để dâng lên các ban quan Thanh xà, Bạch xà, Ngũ hổ ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
– Cỗ Sơn Trang và lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Mọi người thường dâng lễ bằng các đặc sản chay ở Việt Nam.
– Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Vì được sử dụng với mục đích cầu xin bình an, sức khỏe và trí thông minh cho con trẻ trong nhà nên lễ vật sẽ bao gồm hoa quả, phẩm oản, gương, lược cùng một vài món đồ chơi nhỏ nhắn, đẹp mắt, được thiết kế tinh xảo và gói gọn trong túi nhỏ.
5.2 Cách hạ lễ
Cũng giống như cách dâng lễ, quy trình hạ lễ cũng phải chỉn chu không kém. Sau khi dâng lễ, bạn phải đợi hết một tuần nhang thì mới có thể thắp thêm lần nữa. Sau đó thành tâm vái lạy 3 vái trước mỗi ban thờ từ ngoài cùng đến ban chính. Cuối cùng mới hạ sớ rồi đem đi hóa vàng. Phải xong hết các trình tự trên thì mới được dâng lễ ở cung khác. Tuy nhiên cần lưu ý rằng lễ ở ban thờ Cô, thờ Cậu thì để nguyên trên bàn, không được hạ xuống hay gom về.
5.3 Trình tự đi lễ các cung ban tại đền
Dưới đây là trình tự đi xin lễ ở Đền Bà Chúa Kho. Bạn nêm tham khảo trước để không khỏi ngỡ ngàng và bối rối khi lần đầu tiên đặt chân tới đây:
Đầu tiên, bạn đến giữa sân đền và thắp theo số lẻ 1, 3, 5, 9 nén hương. Sau đó đến gian Tiền Tế để khấn vái cũng như tấu trình lý do hôm nay đến xin lễ ở Đền Bà Chúa Kho. Tiếp theo, bạn đi tới Ban Công Đồng để cầu xin công danh, sự nghiệp nếu muốn. Đằng sau Ban Công Đồng chính là Ban Tam Tòa Thánh Mẫu. Nếu đã xin được vào cung cấm của Bà Chúa Kho thì sau khi khấn vái ở Ban Tam Tòa Thánh Mẫu, bạn có thể vào cung để dâng lễ.
Đối với những ai không vào cung cấm, bạn có thể di chuyển sang bên tay phải sẽ có lối nhỏ dẫn vào Ban Sơn Trang, Ban Cô và Ban Cậu. Đó là các ban chính mà bạn không được bỏ lỡ khi đã tới Đền Bà Chúa Kho xin lễ. Sau khi dâng xong ban chính, bạn có thể tiếp tục tham quan và cầu xin ở những ban thờ nhỏ khác như Ban Sơn Thần, Miếu Ông Cóc, Mẫu Cửu, Mẫu Địa, Thần Tài – Thổ Địa…
6. Một số lưu ý khi đi lễ tại Đền Bà Chúa Kho
– Sau khi hạ lễ, bạn có thể mang đồ lễ về ở hầu hết các ban. Tuy nhiên, tại ban thờ Cô, thờ Cậu thì phải giữ nguyên, tuyệt đối không được dọn lễ.
– Lựa chọn trang phục đơn giản, thoải mái nhưng lịch sự khi vào Đền Bà Chúa Kho trang nghiêm.
– Trên đường vào các ban thờ sẽ có nhiều gian hàng bán các lễ vật, bạn cần hỏi giá thật kỹ trước khi mua.
– Đi nhẹ, nói khẽ để tránh lớn tiếng, làm ồn đến những người hành hương khác.
– Tuyệt đối không được nói tục, chửi thề ở những nơi linh thiêng như Đền Bà Chúa Kho.
7. Kết
Điểm đến du lịch tâm linh Đền Bà Chúa Kho sẽ là dấu ấn đặc sắc trong hành trình khám phá Bắc Ninh của bạn. Trên đây là tất tần tật thông tin, chi phí cũng như cách dâng, hạ lễ tại ngôi đền linh thiêng trên mà MIA.vn gửi đến bạn. Mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có được một chuyến đi tuyệt vời, công việc thuận lợi và mọi mong cầu đều sẽ thành hiện thực.